Bộ Tài chính

Công ty TNHH mua bán nợ việt nam

Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt

Hiện nay, cơ chế, chính sách về hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu DN vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đồng bộ và thị trường hoạt động mua bán nợ hiện nay diễn biến rất phức tạp, khó mua bán, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến giá mua bán nợ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro... Làm gì để thị trường mua bán nợ Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng? PV, TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Mạnh Thường, Phó Tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC)

            Hiện nay, cơ chế, chính sách về hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu DN vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đồng bộ và thị trường hoạt động mua bán nợ hiện nay diễn biến rất phức tạp, khó mua bán, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến giá mua bán nợ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro... Làm gì để thị trường mua bán nợ Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng? PV, TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Mạnh Thường, Phó Tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC)

Ông Phạm Mạnh Thường - Phó Tổng Giám đốc Công ty Mua bán nợ Việt Nam

         ·Thưa ông, thời gian qua, do ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong việc vay vốn kinh doanh của các ngân hàng thương mại rất khó khăn và lãi suất cho vay tăng cao nên đã ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các DN nói chung, trong đó có các DN là khách nợ của DATC. Ông nghĩ sao về điều này?

- Tác động khó khăn không loại trừ bất kỳ ai, rất nhiều DN gặp khó khăn trong đó có cả DN mà DATC tái cơ cấu. Cụ thể khó khăn do không tiếp cận được nguồn vốn, lãi suất vay cao, chi phí tài chính lớn. Những DN là khách nợ của DATC lại càng khó khăn, vì bản thân họ đã ở một vị thế “chiếu dưới” so với các doanh nghiệp bình thường khác nên thường không được các ngân hàng chào đón vì tình hình tài chính yếu, bị “chấm điểm đen” trong hồ sơ tín dụng do đã từng không trả được nợ vay. Kể cả có tài sản bảo đảm và phương án sử dụng vốn hiệu quả cũng không đi vay được. Các DN đang được DATC tái cấu trúc được ví giống như một người ốm rất cần những liều thuốc bổ. Nên chăng, Nhà nước cần có sự hỗ trợ thông qua các cơ chế khuyến khích về mặt tài chính - đây sẽ là một liều thuốc kích thích rất lớn cho các DN trong giai đoạn này. Ngoài ra, suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường tiêu thụ hàng, hàng tồn kho của các DN nhiều, tiêu thụ chậm. Các DN đang rất cố gắng duy trì sản xuất, máy móc thiết bị vận hành, công nhân làm việc ở mức hợp lý để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tuy vậy, trong số các đơn vị được DATC tái cơ cấu, nhiều doanh nghiệp có những tín hiệu đáng mừng. Các doanh nghiệp mới hoàn tất tái cơ cấu trong vòng một năm đã từng bước bình ổn và mở rộng sản xuất, giảm và cắt được lỗ, bước đầu có lãi. Cũng có nhiều DN sau khi được DATC tái cấu trúc vài ba năm như Sadico Cần Thơ, Đường Kon Tum, Đường Sơn La... đã mạnh mẽ lên rất nhiều, tự chủ được tài chính, kết quả kinh doanh sau tái cơ cấu rất ấn tượng, các chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận đều tăng trưởng 20 - 30 %năm, cổ tức tiền mặt 25 0 30%, thậm chí tới 60%. Nói như vậy để thấy rằng tái cấu trúc DN thông qua hoạt động mua bán nợ của DATC là hoạt động đầu tư trung và dài hạn, xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu là cách làm tốt nhưng sẽ là điều không tưởng nếu coi nó là viên thần dược để sau một đêm biến DN thua lỗ thành có lãi. Nhìn một cách toàn diện, DATC đã làm tốt ở cả 2 phương diện là hiệu quả hoạt động và bảo toàn, phát triển vốn.

·Thưa ông, được biết hiện nay, cơ chế, chính sách về hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu DN vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đồng bộ và thị trường hoạt động mua bán nợ hiện nay diễn biến rất phức tạp, khó mua bán, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến giá mua bán nợ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro... liệu có ảnh hưởng tới DATC?

- Từ đầu những năm 2000, Việt Nam chính thức hình thành thị trường mua bán nợ xấu thông qua các quy định của NHNN và Bộ Tài chính. So với một số nước trên thế giới, thị trường mua bán nợ rất phát triển như: Hàn Quốc, Malaysia, Đâì Loan, Thái Lan....Thị trường Việt Nam hoạt động còn yếu và chưa lành mạnh.

Về cạnh tranh, theo sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mấy năm gần đây, hầu như các Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) đều lập ra các công ty quản lý quỹ nợ và khai thác tài sản có chức năng mua bán nợ xấu, hay gần đây nhất là công ty quản lý quỹ của VietinBank công bố thành lập quỹ đầu tư vào thị trường nợ xấu ở Việt Nam, đó là tín hiệu tốt của thị trường, mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ ảnh hưởng tốt đến phương cách hoạt động của DATC, DATC sẵn sàng chia sẻ thị trường cùng với các tổ chức khác, vì có cạnh tranh mới có phát triển.

Vấn đề lớn nhất trên thị trường nợ xấu hiện nay là do NHNN không có quy định buộc các NHTM phải bán nợ nếu họ để tỷ lệ nợ xấu cao hoặc họ không đủ năng lực xử lý nợ xấu nên đa số NHTM còn e ngại trong bán nợ. Ngoài ra, nếu có chào bán nợ xấu thì họ đòi giá rất cao đến phi thực tế, 70% thậm chí cả 100% mệnh giá món nợ. Vấn đề nữa là các DN vay nợ, đặc biệt là các DNNN, không chỉ vay các NHTM, mà còn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo các chương trình của Chính phủ. DATC mua nợ của NHTM tuy đã khó nhưng còn đàm phán được, nhưng với món nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì rất khó vì Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa có cơ chế được tự quyết bán nợ như các NHTM mà phải xin chấp thuận của Bộ Tài chính và Chính phủ nên rất mất thời gian, làm giảm hiệu quả xã hội về việc xử lý nợ xấu, vì muốn tái cấu trúc được thì DATC thường phải mua được nợ xấu từ tất cả các chủ nợ. Nếu nhà nước có cơ chế cho Ngân hàng Phát triển xử lý nợ xấu như các NHTM thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức mua bán nợ như DATC tiếp cận nợ xấu nhanh hơn, hiệu quả hơn. Những bất cập như đã nêu cùng rất nhiều vướng mắc khác làm cho việc đàm phán rất mất thời gian, thị trường vận hành kém, không thông suốt, không tích cực nên cũng ảnh hưởng nhiều tới nỗ lực mua và xử lý nợ xấu của DATC.

·Thưa ông, ông vừa nói thị trường mua bán nợ Việt Nam hiện nay còn yếu và thiếu lành mạnh, vậy giải pháp để xử lý các vấn đề nay theo ông là gì?

- Theo tôi, để thị trường mua bán nợ hoạt động tốt, Nhà nước nên ban hành những văn bản pháp lý dạng nghị định hay đưa thành những điều khoản trong luật các tổ chức tín dụng để chính thống hóa thị trường và có những cơ chế khuyến khích cho các chủ thể tham gia để thị trường hoạt động được hiệu quả hơn. Việc mua nợ xấu tuy khó nhưng còn dễ hơn nhiều so với tìm ra cách thức xử lý nợ xấu phù hợp nên rất cần có những hướng dẫn phù hợp với đặc thù thị trường nợ xấu về xử lý tài sản bảo đảm, kiểm soát DN vỡ nợ, bảo hộ phá sản, thẩm quyền yêu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp, các cơ chế khuyến khích về thuế, về hỗ trợ tài chính...

·Được biết, từ nay đến cuối năm, DATC sẽ thực hiện xử lý tài chính để tái cơ cấu DN khách nợ (khoảng gần 15 DN) là một khối lượng công việc khổng lồ. Liệu DATC có thực hiện tái cơ cấu thành công những DN này để kinh doanh có hiệu quả, tạo nguồn trả nợ?

- Từ đầu năm đến nay, DATC đã thực hiện tái cấu trúc cho hơn 10 DN, và đến cuối năm còn khoảng 15 DN nữa, kể cả việc hỗ trợ để chuyển đổi CPH hai đơn vị được nhắc đến rất nhiều trong các cuộc họp của CP là Tổng công ty Xây dựng đường thủy Việt Nam và Tổng công ty Dâu tằm tơ. Đó là một khối lượng công việc rất lớn nhưng DATC với các đối tác đã có sự chuẩn bị vì từ khi rà soát DN đến đàm phán nợ, đến việc xin ý kiến làm nhanh thì mất 1 năm, bình thường cũng kéo dài 2-3 năm. Nên thực ra, số DN cần xử lý từ đầu năm đến nay, hay từ bây giờ đến cuối năm, đã có thời gian chuẩn bị rất lâu, đến lúc này chỉ là kết thúc các phương án. Chúng tôi đang phấn đầu để từ nay đến cuối năm hoàn tất các mục tiêu.

·Xin cảm ơn ông!

Thời báo Tài chính số 126 ngày 21/10/2011


Thống kê: 3.878.077
Online: 34