Bộ Tài chính

Công ty TNHH mua bán nợ việt nam

Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt

Một trong những nội dung quan trọng tại Quy chế tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vừa được Bộ Tài chính ban hành nêu rõ, ưu tiên tập trung nguồn lực của DATC để hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản.

Theo đó, một trong những nguyên tắc được quy định tại Quy chế tài chính của DATC ban hành kèm theo Thông tư số 62/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính là DATC được quyền chủ động sử dụng vốn của mình để phục vụ hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong đó, Quy chế nhấn mạnh, ưu tiên tập trung nguồn lực của DATC để hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản. 

Bên cạnh đó, DATC được sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài công ty, mua nợ, tài sản cho mục đích kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế này. Cùng với việc được mở rộng quyền, DATC tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ và tài sản theo cơ chế thị trường. Sử dụng vốn để thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ định của cấp có thẩm quyền phù hợp với ngành nghề kinh doanh của được quy định.

Mặt khác, DATC sử dụng nguồn vốn hoạt động của mình để sửa chữa, nâng cấp tài sản nhằm mục đích gia tăng giá trị và tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi vốn. Được hoạt động đầu tư cải tạo, nâng cấp tài sản thuộc về đầu tư xây dựng cơ bản phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. 

Trách nhiệm của DATC là phải bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Công ty theo quy định. Điều này được nêu rõ tại Quy chế: Việc bảo toàn vốn được thực hiện bằng các biện pháp: Thực hiện quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo đúng quy định của pháp luật; Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại Quy chế tài chính của DATC và quy định của pháp luật có liên quan.

Đồng thời, DATC còn thực hiện các biện pháp khác về bảo toàn vốn của mình theo quy định của pháp luật. Hàng năm, theo định kỳ, DATC phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn của Công ty. 

Như vậy, Quy chế tài chính mới, DATC được sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài công ty, mua nợ, tài sản cho mục đích kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế này. DATC tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ và tài sản theo cơ chế thị trường; được sử dụng vốn để thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ định của cấp có thẩm quyền phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty.

DATC được sử dụng nguồn vốn hoạt động của mình để sửa chữa, nâng cấp tài sản nhằm mục đích gia tăng giá trị và tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi vốn. Hoạt động đầu tư cải tạo, nâng cấp tài sản thuộc về đầu tư xây dựng cơ bản phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

Theo Tạp chí Tài chính

https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/uu-tien-nguon-luc-cua-datc-de-ho-tro-tai-co-cau-doanh-nghiep-338613.html


Thống kê: 3.773.830
Online: 64